Sự tuyệt chủng Tê giác một sừng Việt Nam

Mặc dù có những nỗ lực bảo tồn nhưng vào tháng 5 năm 2010, con tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị những tay săn trộm bắn chết ở vườn quốc gia Cát Tiên, con tê giác đã chết này được xác định tử vong do bị đạn bắn[41]. Vào tháng 10 năm 2011, tê giác Java Việt Nam đã chính thức được công bố là tuyệt chủng[42][43] [44][45] Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố kết luận điều tra và xác nhận điều này là đúng, con tê giác đã bị giết chết[46]. Kết luận điều tra do WWF công bố chỉ rõ nạn săn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của cá thể tê giác nói trên. Con tê giác cái đơn độc từng có thời dạo bước trong những cánh rừng rậm nhiều dốc ở Cát Lộc bị những tay săn trộm bắn hạ, nỗ lực cuối cùng để bảo tồn loài tê giác đặc biệt quý hiếm thất bại. Việt Nam chính thức tuyệt chủng tê giác một sừng[30], sự kiện cho thấy đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam, những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác này[37].

Con tê giác ở Việt Nam được bà Sarah Brook một nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã theo dõi sát sao để thu thập mẫu phân trong thời gian dài. Đến tháng 4 năm 2010, bà Sarah Brook nhận một cú sốc khi xem bức ảnh một bộ xương và sọ tê giác từ cán bộ kiểm lâm. Vào tháng 9 tháng 2010, Đoàn cùng tập hợp tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và được các cán bộ kiểm lâm nơi đây dẫn đến vị trí phát hiện bộ xương để tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của con tê giác Việt Nam. Sau một thời gian nỗ lực điều tra, nhóm chuyên gia đã xác định con tê giác đã bị kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép dùng súng bắn chết, nhóm chuyên gia đã xác định con tê giác đã bị kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép bắn trúng và chết sau đó vài tháng[7].

Các chuyên gia thế giới phân tích DNA và xác nhận phân tê giác mà nhóm chuyên gia thu nhặt được trước đó đều là của một con tê giác, cũng chính là con tê giác mà các cán bộ kiểm lâm đã tìm được bộ xương[47]. Qua xem xét bộ xương, các chuyên gia của WWF xác định cá thể tê giác quý hiếm này đã bị bắn. Kết quả nghiên cứu các mẫu xương, mẫu phân và dấu vết tại hiện trường, xác định, bộ xương lạ đó là phần còn lại của một con tê giác một sừng. Họ cũng xác định những vết cắt không tự nhiên ở vị trí sừng trên sọ và một mảng lớn xương hàm trên của tê giác bị lấy đi cùng chiếc sừng, kết quả phân tích 22 mẫu phân do nhóm khảo sát thu thập được từ 2009-2010 chỉ ra rằng, tất cả mẫu này đều của con tê giác đã chết[4].

Khi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) thông báo loài tê giác một sừng đã chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam và cá thể tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã bị những kẻ săn trộm giết chết vì sừng của nó bị cắt mất, giới chuyên gia nói tuyệt chủng là điều đã được tiên liệu[35]. Mất đi con tê giác cuối cùng là thảm kịch ở Cát Tiên, những gì xảy ra là nỗ lực bảo tồn thất bại của Việt Nam[36] Tê giác một sừng bị tuyệt chủng ở Việt Nam là thông tin gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là đối với những nhà khoa học hoạt động trên lĩnh vực lâm nghiệp[48]

  • Tiến sĩ Sara Book cho biết cảm giác đầu tiên của bà khi nhận ra con tê giác cuối cùng đã chết ở Việt Nam là rất thất vọng và giận dữ và vẫn còn suy sụp[33].
  • Ông Nick Cox-Quản lý Chương trình Loài của WWF cho biết đã không giấu nổi nỗi buồn khi báo tin tê giác đã tuyệt chủng tại Việt Nam[4].
  • Ông Christy Williams-Điều phối viên Chương trình voi và tê giác châu Á của WWF: “Xét cả về mặt kinh tế hay trên phương diện thực tiễn, việc tái du nhập tê giác Java vào Việt Nam là không hề khả thi. Vì thế, chúng ta sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê giác Java trên dải đất hình chữ S” [31]. Thông tin từ WWF Việt Nam thì cơ hội để tìm thấy các cá thể tê giác ở Vườn Cát Tiên gần như không còn, WWF hoàn tất, củng cố hồ sơ cuối cùng để tổ chức họp báo nói rõ về số phận tê giác tại Việt Nam trong tháng 10[29].
  • Susie Ellis-Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế: “Sự kiện này khiến cho hoạt động của chúng tôi ở Indonesia càng trở nên cấp thiết. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng kết cục đáng buồn của tê giác Java tại Việt Nam sẽ không được phép lặp lại đối với quần thể tê giác tại Indonesia”[31].
  • Ông Bibhab Kumar Talukdar người đứng đầu nhóm nghiên cứu tê giác châu Á thuộc tổ chức IUCN bày tỏ thất vọng lớn trước sự biến mất hoàn toàn của loài tê giác ở Việt Nam. Tất cả phải rút ra bài học từ điều này và cần phải đảm bảo rằng số phận của loài tê giác Java ở Indonesia sẽ không giống như ở Cát Tiên trong tương lai[35].
  • Trần Minh Hiền-Giám đốc Giám đốc WWF Việt Nam cho biết: “Cá thể tê giác một sừng cuối cùng tại Việt Nam đã chết. Thật đau lòng khi mà những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam”[35].
  • Với già Điểu K’Giang thì đó là một cú sốc lớn, là nỗi đau, tiếc nhớ của già dành cho người bạn tê giác, khi con tê giác bị bắn chết, già rất tức giận, như mất một người thân, sau dự án bảo tồn, bảo vệ tê giác không thành công là tình yêu thương của con người dành cho động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tiệt chủng, cộng đồng người S'Tiêng ở Nam Tây Nguyên đã coi con tê giác còn lại duy nhất ở Việt Nam là riêng của Điểu K'Giang[30].

Nguyên do

Báo cáo về việc tìm kiếm và bảo vệ tê giác được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) công bố ngày 25 tháng 10 năm 2011 cho thấy việc con tê giác cô đơn cuối cùng của quần thể tê giác ở rừng quốc gia Cát Tiên chết chỉ còn là vấn đề thời gian. Báo cáo này của các tác giả Sarah Brook (WWF Việt Nam), Peter Van Coeverden de Groot (Đại học Queen, Canada) và Simon Mahood (WWF Việt Nam), Barney Long (WWF Mỹ)[28]. Báo cáo của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác tại Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này[31].

Kết luận từ báo cáo “Bài học từ việc mất đi hoa tiêu: Tê giác Javan Rhinoceros sondaicus annamiticus tuyệt chủng tại Việt Nam” được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, đăng tải trên tạp chí Biological Conservation cho biết nguyên nhân là thiếu quyết tâm chính trị trong việc ra quyết định bảo tồn, thiếu thông tin chính xác về số lượng cá thể tê giác còn lại, thiếu nỗ lực bảo tồn trọng tâm rất nhiều nguyên nhân được xác định và đã trở thành bài học đắt giá cho các nỗ lực bảo tồn các loài động vật ăn cỏ lớn khác. WWF cho rằng nguyên nhân là do thực thi pháp luật kém và các biện pháp bảo vệ nghèo nàn, cũng như quản lý khu vực kém hiệu quả do đó, Việt Nam đang đối mặt với thực tế hàng loạt các loài khác có nguy cơ tuyệt chủng[28].

Nguyên nhân chính yếu dẫn đến tuyệt chủng loài tê giác tại Việt Nam là nạn săn trộm, được dung túng bởi thực thi yếu kém luật chống săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép, cùng với nhu cầu sừng tê giác ngày càng lớn, càng về sau các hoạt động bảo vệ càng giảm. Thất bại trong đầu tư cho bảo tồn, giám sát và thực thi pháp luật, thiếu cơ quan quản lý tập trung cho khu bảo tồn. Nguyên nhân trước tiên là do thiếu đầu tư giúp tăng cường thực thi luật và quản lý khu bảo tồn. Trong một phúc trình, WWF cho rằng việc bảo vệ kém hiệu quả đối với loài tê giác này ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, so với nhu cầu và cái giá cao của sừng tê giác, thì nỗ lực dành cho việc bảo vệ quần thể tê giác còn sót lại là không tương xứng và cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài động vật vốn đã dễ bị tổn thương ở các khu bảo tồn ở Việt Nam[35].

Không có hệ thống giám sát nhân sự và trách nhiệm giải trình, thiếu năng lực, động lực và hạn chế trong quản lý khiến kết quả không được duy trì lâu dài, bền vững. Cát Lộc rõ ràng phải chịu áp lực săn bắn rất lớn, cán bộ Vườn quốc gia Cát Tiên không có vẻ xem trọng mối đe dọa săn trộm do không phát hiện xác con tê giác nào kể từ năm 1988, dẫn đến lơi lỏng trong công tác tuần tra và quản lý. Vườn quốc gia Cát Tiên chỉ còn duy trì cam kết và động lực tuần tra giám sát tê giác rất thấp sau khi kết thúc Dự án Bảo tồn Vườn quốc Cát Tiên (Cat Tien National Park Conservation Project–CTNPCP) vào năm 2005. Việc giảm hẳn các hoạt động tuần tra và giám sát sau thời điểm 2005 một phần do quyết định rút lui của WWF là tổ chức vốn bao quát toàn bộ hoạt động bảo vệ và giám sát tê giác.

Cơ chế bảo vệ và pháp luật không được thực thi trong thời gian từ năm 2009 đến đầu năm 2010 không thể là nguyên nhân khiến số lượng loài giảm và dẫn tới việc cá thể tê giác cô đơn còn lại ra đi, nhưng nó thể hiện những thách thức lớn khi đưa ra những cách bảo vệ rừng. Thiếu đi các cơ chế bảo vệ cơ bản cho tê giác và những loài khác ở Cát Lộc, nơi mà nạn săn bắt trộm cuối cùng đã khiến con tê giác chết. Vấn đề này thể hiện rõ ở Cát Tiên do số lượng ít ỏi của tê giác hiện nay. WWF cảnh báo thực tế này cho thấy những bên có trách nhiệm cần phải duy trì mức độ tối thiểu theo tiêu chuẩn về diện tích đi tuần, thời gian đi tuần và tần suất đi tuần để bảo vệ rừng, cũng như bảo vệ các loài có giá trị cao khác như hổ, voi, rùa, và tê giác có lẽ là món hàng đắt giá nhất, với chiếc sừng trị giá tới 100.000 USD/kg[28]

Theo WWF, một số khuyến nghị quan trọng của WWF đã không được thực thi thực tế như thời gian tuần tra ở khu vực Cát Lộc đã không như khuyến nghị, hay luật pháp không được thực thi khiến khả năng theo dõi các diễn biến bị hạn chế. Các biện pháp canh phòng đã được thống nhất với Vườn Quốc gia Cát Tiên, tiền được hỗ trợ và các đợt tuần tra được theo dõi bằng GPS, sau đó chuyển thông tin tới WWF, những công việc này đã không được làm theo tiêu chuẩn yêu cầu. Các dấu đường GPS khi tuần tra đã không được cung cấp cho WWF hằng tháng mà gửi trễ hơn vài tháng, khiến các chuyên gia rất khó theo dõi thực tế dự án đang được thực hiện ra sao. Những khuyến cáo cũng đã được đưa ra, thế nhưng mọi việc đã quá trễ để cứu con tê giác[28].

Một nguyên nhân khác được báo cáo đưa ra là hệ thống pháp luật về buôn bán sừng tê giác còn nhiều bất cập, rất ít mặt hàng sừng tê giác được đăng ký hợp pháp theo dữ liệu CITES của Việt Nam, không hề có vụ tịch thu sừng tê giác nào diễn ra từ năm 2008 cho đến tháng 6 năm 2012. Những động thái tịch thu từ cuối năm 2012 đến nay cho thấy Chính phủ Việt Nam mới bắt đầu thực sự đối mặt với vấn đề. Dữ liệu về thực thi luật tại Mỹ và Nam Phi cho thấy phần lớn những chiếc sừng xuất phát từ hai quốc gia này được đưa đến Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Một bản đánh giá được tổ chức phòng chống buôn bán động vật Traffic tiến hành cho hay, xu hướng gia tăng trong thị trường buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp do nhu cầu từ các thị trường thuốc cổ truyền Đông Nam Á. Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã cho rằng loài tê giác này có phần chắc đã bị săn bắn trộm tại Việt Nam để lấy sừng[35][49].

Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh-Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, khu vực này đã bị thu hẹp rất lớn khi con người mở rộng phạm vi sinh sống và khi một dự án thủy điện được xây dựng thì nguồn nước khoáng cho tê giác sẽ chính thức bị xóa sổ[29] ông cũng cho rằng cho rằng chính việc săn bắn trái phép đã dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác vì họ cho rằng sừng tê giác có hiệu quả chữa bệnh nên được bán rất đắt và đã săn lùng ráo riết[4] Chiếc sừng mà dân gian đồn thổi như thuốc tiên khiến tê giác trở thành nạn nhân của chính sự quý hiếm người ta dành cho chúng[20]. Theo già Điểu K’Giang, cách đây hàng chục năm, ở cách rừng Cát Lộc, bầy chim, thú hoang dã rất nhiều, có bò tót, hươu, nai, heo rừng, kỳ đà, nhím và cả tê giác là con vật quý hiếm nhất nhưng “Nếu không có già, chim thú bị người ta bắn chết hết. Già làm bên bảo vệ rừng nên ngày nào già cũng vào rừng, khi thấy ai đi săn bắn là già nhắc nhở, già đuổi đi"[19].

Tác động

Tê giác một sừng là động vật rất cổ, Việt Nam có hai loại tê giác là một sừng và 2 sừng nhưng, tê giác hai sừng đã bị bắn hạ vào năm 1904Khánh Hòa, nay đến lượt con tê giác còn lại cũng không còn[4] Với công bố của WWF và IRF thì Việt Nam chính thức mất tê giác vĩnh viễn và con tê giác bị bắn vừa rồi là con tê giác cuối cùng[16]. Con tê giác cuối cùng chết ảnh hưởng tới Việt Nam và thế giới vì sự diệt chủng của loài tê giác một sừng ở Việt Nam thể hiện sự mất mát của một nguồn gen độc đáo, vì tê giác ở Việt Nam là một phân loài riêng biệt bên cạnh bầy đàn ở Indonesia. Đây là loài động vật rất đặc biệt, là một phần quan trọng của lịch sử loài người. Chúng từng sống rất nhiều ở Nam và Đông Nam Á, giờ đây không còn nữa. Mỗi sự diệt vong của một loài nào đó do con người gây ra đều là sự kiện bi thảm, các chuyên gia đã nhắc rất nhiều lần là Việt Nam sẽ mất tiếp những loài khác nữa, trong thời gian không lâu nữa[17].

Tê giác một sừng là loài đặc biệt có mặt tại khu vực Châu Á nói chung, riêng tê giác một sừng tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đã rơi vào tình trạng hoàn toàn tuyệt chủng cho tới khi có người phát hiện ra sự tồn tại ở rừng quốc gia Cát Tiên, vào thời điểm đó do chưa có chế độ bảo vệ nghiêm ngặt cũng như chưa có các chính sách quy định bảo vệ động vật được quy cách và chính xác hơn nên chỉ trong một thời gian ngắn sau khi phát hiện sự tồn tại còn lại của phân loài này thì con tê giác duy nhất còn sót lại ở Việt Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung đã bị giết chết và rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Khi tiếng súng vang lên là lúc loài tê giác ở Việt Nam tuyệt chủng dù sự tuyệt chủng đã không xảy ra ngay lập tức. Sự việc này đã lên tiếng cảnh báo cao độ cho sinh mệnh của các loài động vật hiện nay đang ở mức báo động vì những quan niệm sai lầm và những thông tin ảnh hưởng mang tính xã hội đã đẩy sinh mệnh của tê giác rơi vào tình trạng nguy kịch[50].

Vùng rừng già Cát Lộc, nơi tổ tiên của cộng đồng S'Tiêng Nam Tây Nguyên hiền lành, cũng là thánh địa của loài tê giác một thời dạo bước, Cát Lộc là cánh rừng một phần đã bị tàn phá là khu bảo tồn động vật hoang dã, nơi đây, con tê giác cuối cùng đã bị bắn chết bởi những tay thợ săn. Sau nhiều ngày nghiên cứu trong rừng sâu để tiếp cận với con tê giác ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên. Các chuyên gia xác định, đây là con tê giác cái đơn độc (con tê giác cuối cùng trong phân loài của nó) có tên khoa học là Rhinoceros sondaicus annamiticus hay còn gọi là tê giác một sừng được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á [7]. Tê giác tuyệt chủng, Việt Nam nghiễm nhiên bị mất đi một phần di sản thiên nhiên của đất nước[50]. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát lớn đối với thiên nhiên Việt Nam và là thông tin gây chấn động cho tất cả những ai từng tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam[33].

Sau khi con tê giác chết, thì cùng với đó là dự án bảo tồn còn dang dở, nhiều tiền của và nhân lực được đổ vào để bảo vệ nhóm tê giác quý hiếm bậc nhất thế giới này đã không thành[7][28]. Những dự án đang được các chuyên gia phác thảo trên giấy tờ, những khóa học kỹ năng nhằm bảo tồn, bảo vệ con tê giác cho đội tuần tra đang được triển khai phải ngưng lại, nhiều tiền bạc dồn vào đây giờ chỉ là số không khi các chuyên gia thế giới tiến hành phân tích và xác nhận phân tê giác đã thu nhặt được trước đó và bộ xương tê giác do cán bộ kiểm lâm phát hiện là của một con tê giác[7]. WWF thực tế đã thay đổi hướng tiếp cận với bảo tồn ở Việt Nam và phối hợp điều hành lại để thực thi các chương trình bảo tồn sao la ở Huế và Quảng Nam, họ ưu tiên đầu tư để bảo tồn những loài gần tuyệt chủng vì khi những loài này mất là mất vĩnh viễn, nếu tập trung nguồn lực có hạn của vào bảo vệ các loài độc đáo thì có thể giúp cải thiện khả năng quản lý các khu vực cần bảo vệ nói chung như vậy sẽ đem lại lợi ích cho nhiều loài[17].

Từ sau khi phát hiện ra một quần thể tê giác nhỏ năm 1988, rất nhiều tổ chức đã tích cực tham gia bảo tồn quần thể tê giác cuối cùng còn sót lại, song không thành công, mặc dù đã đầu tư đáng kể cho các nỗ lực bảo tồn quần thể tê giác tại Việt Nam, song vẫn không thể cứu được loài động vật quý hiếm này[50]. Sự tồn tại của tê giác một sừng vốn đã được đặt trong tình trạng “cực kỳ nguy cấp” và nhân loại xem việc bảo tồn chúng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì sự đa dạng của thiên nhiên vì vậy, thông tin về việc tìm thấy đạn trong xác con tê giác một sừng ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên khiến nhiều người sửng sốt[36] khi những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác này[24][31]. Khi xác con tê giác cuối cùng được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2010 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, câu chuyện đã trở thành một bi kịch trong giới bảo tồn[28]

Trong một thông cáo của Liên minh Tê giác Borneo (BORA), Tổ chức Địa phương vì Quyền lợi Con người và Động vật (LEAP), Tổ chức Tư vấn Quản lý Tài nguyên (RSC), Hội Thiên nhiên Cộng đồng Malaysia (MNS), Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động Thực vật Hoang dã (TRAFFIC) Đông Nam Á và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)–Malaysia đã ra lời kêu gọi Malaysia cần nhanh chóng hành động nhằm ngăn quần thể tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) ít ỏi còn sót lại trên đảo Borneo rơi vào bờ vực tuyệt chủng sau khi tin tức về sự biến mất của loài tê giác Java của Việt Nam được WWF công bố. Thông cáo này cũng khuyến cáo chính phủ Malaysia nỗ lực thúc đẩy khả năng sinh tồn của tê giác Sumatra như một ưu tiên bảo tồn nếu không muốn lặp lại bi kịch của tê giác ở Việt Nam.

Khi con tê giác cuối cùng ở Việt Nam không còn, để giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên động vật rừng cho thế hệ trẻ, bảo tàng Vườn Quốc gia Cát Tiên vừa cho trưng bày bộ xương con tê giác này[47]. Bộ xương con tê giác cuối cùng đang được trưng bày tại bảo tàng này để nhằm giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên động vật rừng cho thế hệ trẻ. Đây là bộ xương con tê giác một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã bị bắn chết trước đó tại Cát Tiên, việc trưng bày bộ xương còn nhằm nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên động vật rừng Việt Nam. Tất cả xương còn thiếu của con tê giác như đốt sống cổ, đốt sống hông, đốt sống sườn, xương bánh chè, một số xương ngón cùng vùng mõm (nơi sừng bị cắt mất) đã được các chuyên gia phục chế bằng chất liệu compositethạch cao[24].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tê giác một sừng Việt Nam http://www.bbc.com/earth/story/20160920-we-know-ex... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=8&loai... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/te-giac-m... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/he-lo-nguyen... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/te-giac-mot-... http://www.catalogueoflife.org/col/details/species...